Catenaccio là gì? Liệu chiến thuật này có còn phù hợp trong thời đại hiện tại?
Tin tức bóng đá | by
Catenaccio là gì?
Catenaccio là một thuật ngữ tiếng Ý có nghĩa là "then cửa". Trong bóng đá, nó ám chỉ một chiến thuật phòng ngự cực kỳ chặt chẽ, giống như một cánh cửa đã được gài then vậy và hãy cùng Xoivotv đón xem nhé!!!
Với lối đá Catenaccio, khung thành của đội sử dụng nó được bảo vệ gần như ở mức tuyệt đối trước các đợt tấn công của đối phương.
Có một số sơ đồ chiến thuật của Catenaccio mà các huấn luyện viên thường sử dụng như 4-5-1, 1-3-3-3, 1-4-4-1 và thậm chí là 1-4-3-2.
Nguyên tắc hoạt động của Catenaccio
Catenaccio hoạt động dựa trên nguyên tắc tối ưu khả năng phòng ngự và hướng đến sự chặt chẽ một cách hoàn hảo nhất có thể, bằng cách chơi 1 kèm 1.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Catenaccio là một lối đá vô cùng tù túng khi các huấn luyện viên chỉ biết chăm chăm vào việc phòng thủ, nhưng họ không hề biết rằng, việc sắp xếp nhân sự trong Catenaccio là cả một nghệ thuật.
HLV Rappan được xem là cha đẻ của Catenaccio khi sáng tạo và sử dụng nó lần đầu tiên vào năm 1932 tại câu lạc bộ Vertette. Sơ đồ chiến thuật mà ông áp dụng lúc này là 4-5-1 với 4 hậu vệ chơi cố định theo quy tắc 1 kèm 1.
Trong sơ đồ này, có 5 tiền vệ và chỉ sử dụng 1 tiền đạo duy nhất. Việc trải dài cả 5 tiền vệ sẽ giúp Rappan thiết lập được một tấm lưới dày ở tuyến giữa, từ đó dập tắt mọi mũi tấn công của đối thủ ngay từ khi nó còn ở phần sân bên kia.
Đến năm 1947, huấn luyện viên Rocco đã biến đổi Catenaccio bằng sơ đồ chiến thuật 1-3-3-3.
Khi đó, ông sử dụng một hậu vệ quét đứng ngay trước mặt thủ môn để có thể truy cản các tiền đạo của đối phương khi họ tiếp cận vòng cấm. Với chiến thuật này, ông đã giúp Triestina bất ngờ dành được vị trí Á quân ở Serie A mùa giải năm đó.
Sau khi chuyển sang huấn luyện cho câu lạc bộ AC Milan, ông thường xuyên thay đổi Catenaccio bằng các sơ đồ chiến thuật như 1-4-3-2, 1-4-4-1. Qua đó giúp AC Milan giành được không ít các danh hiệu lớn như 2 lần vô địch Serie A, 2 lần vô địch Cúp C1, 3 lần vô địch Siêu cúp Ý,…
Đến năm 1963, huấn luyện viên Helenio Herrera khi mới chuyển từ Barca sang huấn luyện cho Inter Milan. Ông không sử dụng các chiến thuật tấn công như đã từng sử dụng ở Barca hay Atletico Madrid nữa, mà thay vào đó ông dùng Catenaccio để đối đầu với Catenaccio.
Nhưng Catenaccio của Helenio đã được cải tiến rất nhiều khi ông biến đổi nó thành chiến thuật phòng ngự - phản công nhanh.
Nhờ đó, Inter Milan bắt đầu thắng trận nhiều hơn với các tỷ số tối thiểu như 1-0, 2-1,... Có thể nói, chính Helenio Herrera đã mở ra triều đại hoàng kim của Inter Milan với 2 danh hiệu vô địch Serie A, 2 lần vô địch Cúp C1,... cùng nhiều danh hiệu lớn nhỏ khác.
Ưu điểm và nhược điểm của Catenaccio
Ưu điểm của Catenaccio
Bất kể chiến thuật nào trong bóng đá cũng có những điểm mạnh và điểm yếu. Đối với Catenaccio, những điểm mạnh nổi bật bao gồm:
-
Giúp đội bóng phòng thủ hiệu quả.
-
Ngăn đối thủ nhận bóng ở khu vực gần khung thành với tuyến phòng ngự dày đặc.
-
Làm suy yếu các tiền đạo và khả năng phòng ngự của đối phương.
-
Giúp đội bóng có thể đứng vững trong trường hợp thi đấu thiếu người do dính thẻ đỏ.
Nhược điểm của Catenaccio
Những nhược điểm của Catenaccio có thể kể đến như sau:
-
Yêu cầu người sử dụng phải đánh dấu và nhận biết cầu thủ đối phương ở vị trí nào, dẫn đến khó khăn trong đối đầu với chiến thuật tấn công tổng lực.
-
Hạn chế khả năng tấn công.
-
Chủ động chơi lùi sâu có thể khiến trận đấu trở nên nhàm chán và không được người hâm mộ ưa chuộng, ảnh hưởng đến đội bóng và các ông chủ.
Liệu Catenaccio có còn hợp thời?
Những năm từ 1960 đến 1970 được coi là thời kỳ cực thịnh của Catenaccio.
Nó đã thống trị hầu hết các câu lạc bộ ở Ý, cũng như đội tuyển quốc gia Ý. Điều này khiến mỗi khi nhắc đến đội bóng màu thiên thanh, người ta sẽ liên tưởng ngay đến Catenaccio và ngược lại.
Tuy nhiên, hiện tại Catenaccio không còn phù hợp với thời điểm hiện đại. Với quy định hiện tại của các giải đấu, thắng sẽ được cộng 3 điểm, hòa nhận 1 điểm. Do đó, chiến thuật Catenaccio, dù có thể giúp đảm bảo ít nhất một điểm, nhưng nó lại không tạo được sự tấn công mạnh mẽ để giành chiến thắng và thu được 3 điểm.
Nhưng bây giờ thì khác, khi một thắng trận được cộng tới 3 điểm thì một đội bóng với lối đá Catenaccio sẽ có khả năng cao đánh mất đi vị thế của mình trên bảng xếp hạng nếu chỉ chăm chăm phòng ngự và cầu mong một trận hòa.
Bên cạnh đó, Catenaccio được đánh giá là lối chơi không cân bằng vì nó tập trung quá nhiều cho công tác phòng ngự và làm lu mờ đi vai trò của hàng tiền đạo.
Ngày nay, Catenaccio vẫn còn được một số ít đội bóng sử dụng nhưng đa phần đều được cải tiến để có thể cân bằng được giữa phòng ngự và tấn công nhằm mục đích tạo nên một lối chơi đẹp mắt hơn.
Trên đây là bài viết giải thích Catenaccio là gì và phân tích lối đá truyền thống của làng túc cầu.
Hãy tiếp tục theo dõi trang để cập nhật thông tin về sơ đồ bóng đá và các chiến thuật thú vị khác để bổ sung thêm kiến thức về chiến thuật bóng đá.